Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những phong tục văn hóa tín ngưỡng có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Mọi việc tác động tới bàn thờ như thờ cúng, lau chùi, dọn dẹp hay chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, hay chuyển bàn thờ sang nhà khác đều cần cẩn thận và làm đúng nghi thức.

Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà.
Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà.

Vậy trong trường hợp các gia đình muốn chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà cần thực hiện nghi lễ cúng như thế nào? Tại bài viết này, bàn thờ Nhất Tâm sẽ giải đáp câu hỏi đó một cách chi tiết nhất.

1. Chọn ngày tốt để chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Bàn thờ là nơi linh thiêng, thường được bố trí ở những vị trí đẹp, hợp phong thủy và thanh tịnh. Nhiều người quan niệm rằng, nếu bàn thờ được đặt đúng chỗ và gia chủ thờ cúng thành tâm, thì sẽ được phù hộ công việc làm ăn buôn bán được hanh thông thuận lợi.

Nhưng lưu ý quan trọng khi chuyển bàn thờ mới
Nhưng lưu ý quan trọng khi chuyển bàn thờ mới

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà yêu cầu gia chủ cần chọn giờ tốt và ngày đẹp. Chính vì vậy, xem ngày chuyển bàn thờ là việc đầu tiên gia chủ phải làm. Điều này vừa giúp cho việc chuyển bàn thờ sang vị trí mới được tiến hành suôn sẻ vừa kích thích vận khí tốt được nâng cao hơn.

chuyển bàn thờ sáng vị trí mới trong nhà
Xem ngày để chuyển bàn thờ là điều rất quan trọng.

Khi lựa chọn ngày lành tháng tốt để chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà các gia đình có thể dựa trên các lưu ý sau đây để thực hiện:

Những lưu ý khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác
Những lưu ý khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác
  • Cần phải lựa chọn ngày Hoàng đạo và giờ Hoàng đạo để làm lễ chuyển bàn thờ. Trong ngày Hoàng đạo hoặc ngày hợp tuổi với chủ nhà, hãy chọn giờ đẹp để chuyển bát hương sang bàn thờ mới.
  • Chọn ngày chuyển bàn thờ thờ hợp với mệnh của gia chủ trong nhà ( thường là người chủ nhà. )
  • Không nên di chuyển, thay đổi vị trí bàn thờ vào các năm mà gia chủ trong nhà đang mắc Tam Tai
  • Có thể hỏi ý kiến của thầy phong thủy hoặc thầy bói, thầy xem ngày để lựa chọn ngày chuyển bàn thờ phù hợp
  • Ngày 3, 5, 7, 14, 23 là các ngày Tam Nương, kém may mắn, không nên chuyển bàn thờ trong những ngày này.

2. Mâm cúng, thủ tục cúng chuyển bàn thờ như thế nào?

Đồ lễ vật cúng chuyển bàn thờ chính là đại diện cho lòng thành tâm của gia chủ. Thông thường, một mâm cúng chuyển bàn thờ gồm những đồ lễ cơ bản sau:

mâm cỗ cúng bàn thờ gia tiên khi chuyển vị trí
mâm cỗ cúng bàn thờ gia tiên khi chuyển vị trí
  • 1 đĩa xôi
  • 1 con gà luộc
  • 1 đĩa trái cây (ngũ quả)
  • 1 lọ hoa (thường là hoa cúc)
  • Vàng mã
  • Cau trầu
  • Nước sạch
  • Rượu

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và từng vùng miền, gia chủ có thể thêm hoặc bớt cho mâm cúng gia đình mình.

Thủ tục cúng:

  • Chuẩn bị bày biện các lễ vật lên bàn thờ thật ngay nắn và gọn gàng.
  • Đặt 3 lễ tiền vàng, 1 cốc nước lã, 3 chén rượu và lọ hoa hồng 5 bông ở vị trí bàn thờ cũ rồi tiến hành thắp 3 nén nhang. Gia chủ cho một chút rượu lên tay rồi rắc lên bàn thờ.
  • Tiếp đến khấn xin di chuyển bàn thờ.
  • Tới giờ Hoàng đạo thì lạy 3 lạy và đọc bài văn khấn xin chuyển bàn thờ.

3. Văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí mới

3.1. Văn khấn xin chuyển bàn thờ:

văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên
văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên

“Nam mô A Di Đà Phật”

“Nam mô A Di Đà Phật”

“Nam mô A Di Đà Phật”

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Tín chủ con là: …………………..tuổi….

Hiện đang trú tại: ………………………………………………

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật…) vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.”

Sau khi đọc văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí mới xong thì gia chủ nhớ vái lạy và cần chờ tới khi hết 2/3 tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng. Sau đó di dời bàn thờ qua vị trí mới ở trong nhà.

Có thể bạn quan tâm:

♦ Những quy tắc thắp hương đúng cách chuẩn phong thủy gia chủ nên biết

♦ Cửu Huyền Thất tổ là gì? Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ?

3.2 Văn khấn tạ lễ khi chuyển bàn thờ xong

Khi đã hoàn tất việc di dời bàn thờ sang chỗ mới trong nhà, thì bạn tiến hành tạ lễ. Hãy thắp một tuần hương mới. Khi hương cháy được ¼ thì bạn khấn vái theo mẫu như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật” (3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày …. tháng … năm ………… 20… (nhằm ngày … tháng… năm …âm lịch). Con tên là …., năm nay …. tuổi. Địa chỉ cư trú tại…..

Hôm nay con xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, kính mong chư vị thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Chấp thuận cho việc chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.

Chúng con kính mong chư vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Chúng con từ nay tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn.

Kính mong chư vị Tôn thần phù hộ độ trì cho gia chủ chúng con được bình an, khỏe mạnh, nhân khang vật thịnh, vạn ước khả thành, công việc hanh thông tấn tới, tài lộc dồi dào.

Tín chủ con (tên) cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!

Ở bước cuối cùng, khi đã đọc văn khấn xong, bạn chờ tuần nhang cháy hết thì hóa vàng phần còn lại.

Bàn thờ Nhất Tâm vừa cung cấp cách chọn ngày đẹp, lễ vật cần chuẩn bị, các thủ tục, bài văn khấn và một số lưu ý khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà đến quý vị và các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin cần thiết và hữu ích cho gia đình bạn!

Xem thêm: 99+ mẫu bàn thờ đẹp hiện đại giá rẻ đang được khách hàng lựa chọn nhiều nhất tại cửa hàng chúng tôi

( thông tin chúng tôi tổng hợp mang tính chất cho quý độc giả tham khảo)

Bàn thờ Nhất Tâm – Tâm tín tạo tin tưởng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *