Trên bàn thờ gia tiên trong gia đình người Việt thường có một bài vị ghi bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ. Đối với mỗi gia đình, thờ cúng là một tín ngưỡng vô cùng đẹp được truyền từ đời này sang đời khác. Vậy Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ như thế nào? Sẽ được bàn thờ Nhất Tâm giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Bàn Thờ Nhất Tâm tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Cửu huyền thất tổ thường được thờ phụng tại nhà con trưởng, Hoặc người nhận thờ cúng với mục đích tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên đã có công ơn sinh thành nuôi dưỡng. Tùy thuộc vào quan điểm tâm linh thờ tự của mỗi người cũng như văn hóa thờ cúng của tưng vùng miền. Thường là con trưởng trong gia đình sẽ thờ cửu huyền thất tổ.
1.Cửu Huyền Thất Tổ là gì?
Cửu Huyền Thất Tổ là đồ thờ được tìm thấy nhiều tại bàn thờ gia tiên của các gia đình Việt Nam. Bốn chữ này có thể được khắc vào một tấm bảng gỗ hoặc một bài vị đặt nơi thờ cúng. Thờ cửu Huyền thất tổ là việc làm hết sức có ý nghĩa. Cũng là nét đẹp đặc trưng của con cháu thể hiện lòng biết ơn công ơn sinh thành nuôi dưỡng của thế cha ông với đã có công sinh thành nuôi dưỡng.
Cửu huyền: Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ gồm: cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chút.
Thất tổ: Nghĩa là 7 đời tổ gồm: phụ (cha) – tổ (ông nội) – tằng (ông cố, ông cụ) – cao (ông sơ) – thái (ông sờ) – huyền (tổ đời thứ 5) – hiền (tổ đời thứ 6).
Dù hiểu theo bất cứ nghĩa nào thì Cửu Huyền Thất Tổ luôn là sự biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Đối với những người có sự am hiểu nhất định về phong thủy thì bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ có liên quan đến vận mệnh và may mắn của gia đình.
Tham khảo thêm: 79+ Mẫu bàn thờ đẹp hiện đại đang được khách hàng lựa chọn nhiều tại cửa hàng chúng tôi.
2. Ý nghĩa của việc lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ trong văn hóa Việt
Ý nghĩa của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ là tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ về bậc tổ tiên, tiền nhân đã có công sinh dưỡng, dạy dỗ con cháu để có được cuộc sống như ngày hôm nay. Đây là nét đẹp văn hóa thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc.
Thông qua lời cầu nguyện, con cháu luôn mong được gia tiên phù hộ độ trì, làm ăn gặp nhiều may mắn, bình an.
Về mặt phong thủy, tranh Cửu huyền thất tổ được xem như một báu vật mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
3. Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ đúng nhất
Lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Công đoạn này gồm nhiều bước đòi hỏi gia chủ phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ từng công đoạn. Tránh gặp những sai sót không đáng có.
Bước 1: Gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng Cửu huyền thất tổ như: bát hương (1 hoặc 3 bát tùy theo gia chủ), bình hoa, mâm bồng đựng trái cây, kỷ nước, đèn dầu. Gia chủ có thể bố trí thêm bộ ấm chén trà, nậm rượu, chân nến, đũa thờ,…
Bước 2: Tẩy uế, vệ sinh sạch sẽ vật phẩm được đặt trên bàn thờ. Gia chủ có thể dùng rượu trắng pha vài lát gừng, sau đó dùng khăn để thấm hỗn hợp và lau nhẹ nhàng.
Bước 3: Vệ sinh bàn thờ Cửu Huyền bằng nước pha gừng rồi để khô.
Bước 4: Gia chủ đặt bài vị lên bàn thờ gia tiên. Đối với những gia đình thờ Phật và gia tiên cùng nhau, cần lưu ý đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn bàn thờ Phật nhằm tránh những kiêng kỵ trong thờ cúng.
Bước 5: Sau khi đã bài trí xong, gia chủ đặt các đồ thờ cúng khác như lư hương đồng, lọ hoa… lên bàn thờ.
Bước 6: Gia chủ tiến hành lễ cúng, đọc văn khấn, sau đó thắp hương.
Bước 7: Đợi hết tuần nhang, gia chủ có thể hạ tất cả đồ cúng xuống, mang đi chia cho các thành viên trong gia đình dùng, lưu ý không mang đi cho người ngoài tránh thất thoát tài lộc.
Một số lưu ý trong quá trình lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ:
- Đợi hết tuần nhang, gia chủ có thể hạ tất cả đồ cúng xuống, mang đi chia cho các thành viên trong gia đình dùng, lưu ý không mang đi cho người ngoài tránh thất thoát tài lộc.
- Việc bốc bát hương là nghi thức linh thiêng, gia chủ cần tham khảo kỹ lưỡng các bước thực hiện để đảm bảo rằng mình đang “làm đúng”. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các sư thầy hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Thể hiện lòng thành kính, lịch sự.
- Các lễ vật cần được đảm bảo để quá trình diễn ra xuôn sẻ nhất
Có thể bạn Quan tâm:
⇒ Cách bốc bát hương trên bàn thờ gia tiên và nhưng lưu ý quan trọng
⇒ Bàn thờ nên màu gì hợp phong thủy thu hút tài lộc cho gia chủ
4. Mâm cúng trên bàn thờ Cửu Huyền
Mâm cơm cúng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vùng miền, phong tục, tập quán và các nghi thức chung. Gia chủ có thể tham khảo các gợi ý sau của chúng tôi:
Miền Bắc: cơm trắng, xôi vò hoặc xôi gấc, thịt quay, giò chả, miến xào lòng gà, rau xào, nộm, chân giò hầm măng, nem rán, gà luộc.
Miền Trung: xôi lạc, thịt luộc hoặc gà luộc, rau xào, canh xương hầm rau củ, cá thu kho thơm, thịt kho tiêu.
Miền Nam: giò heo hầm đu đủ hoặc măng, thịt kho tàu, thịt ba chỉ luộc, món xào.
Chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ còn tùy theo hoàn cảnh cũng như kinh tế của mỗi gia đình, trọng tâm không phải là hình thức “mâm cao cỗ đầy” mà trọng tâm là lòng biết ơn, thể hiện lòng thành kính chân thành đối với các thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên.
Việc bốc bát hương là nghi thức linh thiêng, gia chủ cần tham khảo kỹ lưỡng các bước thực hiện để đảm bảo rằng mình đang “làm đúng”. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các sư thầy hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Có thể nói rằng, thờ cúng gia tiên là nét đẹp truyền đời của người Việt. Mong rằng với bài viết này, gia chủ có thể hiểu thêm được về Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Qua bài viết này, bàn thờ Nhất Tâm chúng tôi cũng muốn gửi gắm đến quý khách hàng rằng, điều quan trọng nhất trong lập bàn thờ chính là lòng thành tâm, kính trọng và biết ơn chân thành với thế hệ đi trước. Mong rằng gia chủ luôn ghi nhớ những lưu ý khi lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ để được gia tiên phù trợ, khai vận làm ăn và ngày càng hưng vượng.
( Thông tin chúng tôi tổng hợp mang tính chất quý độc giả tham khảo, còn tùy thuộc vào phong tục thờ cúng của mỗi vùng miền.)
Bàn thờ Nhất Tâm – Tâm tín tạo tin tưởng!