Lau chùi bàn thờ là công việc không còn xa lạ trong mỗi gia đình đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết hoặc những ngày quan trọng như giỗ chạp. Tuy nhiên, vào những ngày bình thường, có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều gia chủ hiện nay.
Vậy để giải đáp chi tiết, cụ thể và chính xác, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này của bàn thờ Nhất Tâm nhé!
1. Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ cúng tổ tiên
Bàn thờ gia tiên, thờ họ là nơi rất thiêng liêng và quan trọng trong hầu hết gia đình Việt. Nơi đây chính là nơi để con cháu có thể nhớ về những người đã khuất trong họ hàng tổ tiên, cũng như nhớ về công ơn sinh thành nuôi dưỡng của thế hệ ông bà tổ tiên.
Có thể nói bàn thờ mang một ý nghĩa trọn vẹn về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, đây cũng là sợi dây kết nối giữa những người sống và người đã khuất. Dù bàn thờ đơn giản hay là những mẫu bàn thờ cầu kỳ đều có những chuẩn mực mà con cháu cần phải tuân thủ để mang
1.1 Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên?
Như đã đề cập đến ở trên, bàn thờ là vị trí linh thiêng trong mỗi gia đình và cũng là nơi mang lại những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ theo quan niệm tâm linh của người Phương Đông. Do vậy, việc vệ sinh, lau chùi bàn thờ cũng như những vật phẩm thờ cúng không thể thực hiện một cách tùy tiện, qua loa mà phải được thực hiện đúng cách.
Khu vực bàn thờ gỗ đẹp thường bụi bặm bởi tàn hương, khói nhang cùng các đồ vật khác để lại. Việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ sạch sẽ là điều cần thiết thực hiện.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, không nên lau dọn bàn thờ thường xuyên mà theo định kỳ 2 – 3 tháng/lần là hợp lý nhất. Việc làm này cũng không cần phải tiến hành lau dọn tổng thể như dịp cuối năm (thường vào 23 tháng Chạp).Không nên lau dọn bàn thờ tổng thể, tỉ mỉ từng chi tiết vào những ngày bình thường.
Để trả lời câu hỏi tại sao lại không nên lau dọn bàn thờ thường xuyên thì có thể đáp như sau: Theo quan niệm tâm linh, bàn thờ là khu vực đặt bát hương, là vị trí hội tụ linh khí của cõi âm và dương. Do đó, bạn nên hạn chế xê dịch để ảnh hưởng đến bề trên và đem đến những điều không may mắn.
Chính vì thế, khi thắp hương bạn chỉ nên vệ sinh bàn thờ sao cho sạch sẽ và không dính bụi bẩn là được. Điều này cũng đã giúp bạn thể hiện được tấm lòng thành kính của mình đối với tổ tiên và các vị phật trong nhà.
2. Cách lau bàn thờ đúng chuẩn nhất.
Bên cạnh việc tìm hiểu câu hỏi có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên bạn cũng nên biết cách vệ sinh bàn thờ đúng chuẩn để đem lại nhiều may mắn và tài lộc.
2.1 Các bước lau, vệ sinh bàn thờ được thực hiện như sau:
– Trước khi lau dọn bàn thờ thì gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, giữ tâm thanh tịnh. Tuyệt đối không mặc quần áo ngắn, hở hang, phản cảm.
– Thắp nhang xin phép gia tiên trước khi tiến hành lau dọn chi tiết.
– Đối với những ngày bình thường không phải là dịp cuối năm, bạn chỉ nên lau sạch các đồ cúng trên bàn thờ như đèn, chân nến mà không cần phải làm sạch toàn bộ.
– Tiến hành lau bàn thờ bằng nước ngũ vị (5 hương) từ 5 loại thảo mộc khác nhau. Nếu không có thì có thể thay bằng nước rượu gừng. Nước này sẽ được đựng trong chậu sạch và chuẩn bị một khăn khô, khăn ướt sạch (không dùng chung để rửa mặt, giặt đồ…).
– Cách vệ sinh bàn thờ theo định kỳ khác với cách dọn bàn thờ cuối năm, vì theo định kỳ 2-3 tháng/lần không cần cầu kỳ và tỉ mỉ.
– Sau khi lau rửa sạch sẽ gia chủ cần để khô ở nơi thoáng rồi mới đặt đồ lên bàn thờ về vị trí cũ.
– Thắp 3 nén hương lên bàn thờ để gia tiên biết được rằng bạn đã tiến hành xong thủ tục.
Có thể bạn quan tâm:
♦ Bài cúng nhập trạch cho căn hộ chung cư
♦ Cách lập bàn thờ gia tiên, ông bà chuẩn phong thủy
3. Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
Bàn thờ phật là nơi thiêng liêng và trang nghiêm, tất cả đồ vật trên bàn thờ bị 1 tác động xấu dù là nhỏ đều mang đến những điều không may mắn cho gia đình. Bạn cần nắm thêm được những điều cần kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ như sau:
– Không nên làm đổ vớ và xê dịch bàn thờ: Việc làm xê dịch và đổ vỡ bàn thờ sẽ khiến gia chủ gặp nhưng chuyện không mau trong gia đình như chuyện làm ăn, cuộc sống. Vậy nên cần hết sức cẩn thận.
– Không cầm cả bát hương đi đổ tro hương mà phải múc từng thìa tro ra sau khi rút chân nhang: Có thể rút bớt chân nhang vào những dịp lễ Tết.
– Bàn thờ cần thông thoáng, không được để các vật dễ cháy gần hương, tránh gây nguy hiểm và nhiều hậu quả không mong muốn.
– Không rửa bát hương bằng nước lạnh
– Không lau bài vị tổ tiên trước Đức Phật
– Phải dùng khăn sạch mới để lau chùi
Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không đã được bàn thờ Nhất Tâm chúng tôi giải đáp qua bài viết này, cùng với đó là những thông tin hữu ích liên quan đến việc lau dọn bàn thờ. Một bàn thờ trang trọng và sạch sẽ là điều tuyệt vời nhất mà con cháu thể hiện sự thành kính lên Đức Phật, thánh thần và tổ tiên ông bà. Chính vì lẽ đó, bàn thờ Nhất Tâm cũng hi vọng quý khách hàng vệ sinh bàn thờ đúng cách để các bậc thần linh và Tổ Tiên phù hộ độ trì cho gia đình bạn được nhiều sức khỏe, may mắn và tràn đầy năng lượng hạnh phúc!
Xin cám ơn quý khách hàng đã đồng hành cùng bàn thờ Nhất Tâm trong bài viết này!
Bàn thờ Nhất Tâm – Tâm tín tạo tín tưởng!
- Bàn giao Phòng thờ đẹp tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Hoàn thiện phòng thờ cho khách hàng tại nhà riêng ở Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tuổi xông nhà năm Quý Mão 2023 đón nhiều tài lộc
- Mâm cơm cúng Mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chuẩn nhất mở đầu năm mới an khang, thịnh vượng.
- Feedback từ khách hàng tại chung cư Vinhome Hàm Nghi, Hà Nội