Văn khấn về nhà mới chuẩn phong thủy nhất

Theo quan niệm của người xưa, nghi lễ nhập trạch về nhà mới là một nghi lễ rất quan trọng, nghi lễ này được thực hiện từ bao đời nay và được con cháu thời nay áp dụng linh hoạt hơn. Nghi lễ nhập trạch với mong muốn các vị thần linh và gia tiên phù hộ cho gia đình luôn gặp nhiều may mắn và bình an. Bài viết dưới đây Nhất Tâm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghi thức văn khấn nhập trạch về nhà mới chuẩn nhất. Mời các bạn tham khảo để có một nghi thức hoàn hảo nhất nhé!!!

1. Tại sao phải nhập trạch khi về nhà mới?

Nghi lễ nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam từ muôn đời nay. Lễ nhập trạch được thực hiện khi gia chủ chuyển về ngôi nhà mới, hay ngôi nhà mới xây dựng xong. Việc thực hiện nghi lễ là báo cáo với Thần Linh, Thổ Địa.

Theo quan niệm dân gian, mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản, việc cúng nhập trạch về nhà mới là để di dời Cửu Huyền Thất Tổ và bàn thờ ông Táo, Thổ Địa, Thần Tài về nơi ở mới cùng gia chủ và tiếp tục phù hộ cho gia chủ.

lễ nhập trạch về nhà mới
Lễ nhập trạch về nhà mới là một điều quan trọng thể hiện sự tôn kính với chư vị thần linh cai quản trong nhà.

Việc thực hiện nghi lễ một cách trọn vẹn không chỉ bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần mà gia chủ còn được các vị phù hộ và che chở.

Có thể bạn quan tâm:

♦ Cách lập bàn thờ mẹ quan âm tại nhà và cách thờ cúng đơn giản chuẩn phong thủy dễ làm

♦ Cách cắm hoa bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy nhất

2. Nghi lễ nhập trạch được thực hiện như thế nào?

2.1 Chọn ngày nhập trạch

Ngày nhập trạch là một ngày quan trọng vì vậy gia chủ thường nhờ thầy chọn ngày tốt. Có ba cách chọn ngày giờ được áp dụng phổ biến:

  • Chọn ngày giờ nhập trạch theo giờ Hoàng đạo, là những ngày tốt giúp trời đât giao hoà
  • Chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ, gia chủ sẽ nhờ thầy phong thuỷ xem tuổi của mình phù hợp với thời gian đẹp để nhập trạch.
  • Chọn ngày làm lễ nhập trạch theo hướng nhà cũng là phương pháp được nhiều gia đình áp dụng. Để chọn được ngày chính xác với hướng nhà cần mời thầy phong thuỷ về để chọn được gày tốt nhập trạch phù hợp.

2.2 Lễ vật cần chuẩn bị khi nhập trạch

Khi gia chủ đã chọn được ngày giờ để chuẩn bị làm lễ nhập trạch về nhà mới thì việc cần làm sau đó là chuẩn bị đầy đủ các lễ vật chuẩ bị cho buổi cúng. Lễ vật cúng về nhà mới bao gồm:

lễ nhập trạch nhà mới
Mâm cỗ nhập trạch nhà mới cơ bản và đày đủ.

Mâm ngũ quả: Chọn những loại trái cây tươi, gia chủ nên chọn quả theo số lẻ ( 5 quả, 7 quả, 9 quả) thì việc bày cúng sẽ đẹp nhất và đó cũng là quan niệm của ông cha ta thời xưa. Gia chủ có thể chọn những loại quả nhiều màu sắc để mâm cúng đẹp hơn như : chuối, cam, quýt, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu,…

Mâm hương hoa: Ngoài việc lựa chọn hoa tươi chuẩn bị cho lễ gia chủ cần chuẩn bị thêm nhang, 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn.

Mâm rượu thịt: Gia chủ cần chuẩn bị sẵn 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc, gà luộc để nguyên con, xôi, 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc.

ban tho gia tien go soi
Lễ Vật đúng gia tiên khi nhập Nhập.

Ngoài ra những gia chủ có điều kiện kinh tế thì có thể chuẩn bị thêm. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh không qua chọn những lễ vật không cần thiết làm mâm cúng lộn xộn  và không trang nghiêm.

3.Bài văn khấn nhập trạch

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Kính mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày… tháng… năm… Âm lịch.

Tín chủ con là:…

Ngụ tại:…

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình:

Các ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị Minh Thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.

Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Xem Thêm: 65+ Mẫu bàn thờ đứng hiện đại giá tốt Năm 2022

4. Cách cúng nhập trạch

Khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ gia chủ làm lễ cúng theo các bước sau:

  • Khi bắt đầu chuyển về nhà mới, vật đầu tiên gia chủ cần mang theo là chiếu và đệm mà mình đang sử dụng.Chuẩn bị bếp than đặt giữa lối đi chính vào nhà mới. Người đứng tên ngôi nhà cầm bát hương thờ Thổ công và bước qua bếp. Lưu ý, bước chân trái trước rồi mới đến chân phải.
  • Các thành viên khác trong gia đình lần lượt vào, theo vai vế từ lớn tới nhỏ. Người vợ cầm tư trang và tiền, con cái mang theo một số vật dụng khác. Mỗi thành viên khi vào nhà phải cầm một vật dụng không đi tay không vào nhà.
  • Khi làm lễ nhập trạch phải bật toàn bộ đèn trong nhà lên, các cửa trong nhà đều phải mở để hút vượng khí và tài lộc vào nhà. Tiếp đến, gia chủ cần thực hiện nghi lễ cúng bái và xin thần linh ở trong ngôi nhà mới này và làm lễ rước ông bà tổ tiên về nhà mới.
  • Gia chủ sắp xếp lễ vật theo hướng hợp mệnh và thắp hương. Khai lửa bếp và đun nước do chính gia chủ làm. Nước dùng để pha trà dâng lên ông bà tổ tiên.
  • Gia chủ đọc bài văn khấn cúng nhập trạch về nhà mới. Rồi đến làm lễ yết cáo lên gia tiên và bố trí đồ đạc trong nhà.
  •  Sau khi hoàn tất việc bày đồ, gia chủ và các thành viên sẽ tiến hành lễ bái tạ thần linh cùng tổ tiên.
le cung nhap trach chuan phong thuy
Lễ cúng nhập trạch cho gia chủ khi vào nhà mới.

5. Những lưu ý khi tiến hành nghi lễ nhập trạch

  • Không chuyển nhà mới vào ban đêm vì không khí lúc này u ám nhiều ma quỷ.
  • Tránh cãi vã khi dọn về nhà mới
  • Không để bà bầu dọn nhà vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến thần thai.
  • Không làm vỡ đồ trong ngày dọn về nhà mới.
  • Không đón khách vào ngày nhập trạch

Bài viết trên đây là những chia sẻ mà Nhất Tâm muốn gửi tới khách hàng. Mong những chia sẻ này sẽ giúp khách hàng không còn bỡ ngỡ khi chuẩn bị về nhà mới. Mọi mong muốn cần giải đáp khách hàng có thể liên hệ trực tiếp theo hotline 0907.088.567 để được tư vấn.

Ngoài ra Nhất Tâm còn cung cấp đến khách hàng những sản phẩm bàn thờ uy tín và chất lượng.

Xem thêm:

 ♦ 39+ Mẫu bàn thờ gia tiên hiện đại nhất 2023

( Thông tin chúng tôi tổng hợp mang tính chất quý độc giả tham khảo)

Bàn thờ Nhất Tâm – Tâm tín tạo tin tưởng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *