Mỗi khi dọn tới một căn nhà mới, gia chủ sẽ cần phải thực hiện các bước để làm lễ nhập trạch. Điều này sẽ giúp cho gia chủ bình an và gặp nhiều may mắn hơn khi chuyển đến nơi ở mới. Dưới bài viết này, bàn thờ Nhất Tâm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ nhập trạch, chuẩn bị như thế nào để mang lại nhiều tài lộc cho gia đình.
1. Nhập trạch là gì?
1.1 Lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ về nhà mới, là nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm dân gian. Bởi “nhập” có nghĩa là vào, “trạch” có nghĩa là nhà.
Làm lễ cúng về nhà mới hay “nhập trạch” là lễ khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nơi làm lễ.
1.2 Ý nghĩa của lễ nhập trạch
Theo quan điểm của cha ông ta thời xưa cho rằng “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Nghĩa là mỗi vùng đất hay mỗi ngôi nhà đều có một vị thần cai quản. Khi dọn về nhà mới, gia chủ sẽ phải thực hiện các nghi lễ để xin phép là điều hoàn toàn cần thiết có như vậy thì thần linh mới chấp thuận và phù hộ cho cuộc sống sau này của gia đình được thuận buồm xuôi gió.
Lễ nhập trạch không chỉ là một phong tục quan trọng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, mà nó còn là bước đánh dấu cho sự khởi đầu mới với niềm tin thuận lợi ở mọi bề.
2. Cần chuẩn bị gì trước khi cúng nhập trạch
2.1 Hoàn thiện không gian sống của gia đình
Việc có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch hay không thì là tuỳ ở mỗi người. Có người chuyển vào ở luôn thì sẽ cần vận chuyển đầy đủ đồ. Còn có những gia đình chưa ở mà chỉ cúng nhập trạch trước thì chỉ cần chuyển quan trọng như bàn thờ, bài vị,…những đồ cần thiết cho nghi lễ cúng nhập trạch.
2.2 Chọn được ngày tốt làm lễ cúng nhập trạch
Theo tâm linh, ngày tốt sẽ là ngày hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho gia chủ, nếu hợp mệnh gia chủ thì càng tốt.
- Chọn ngày hoàng đạo: Người ta thường lấy ngày hoàng đạo để cưới xin, khai trương, động thổ… Và việc chọn ngày cúng về nhà mới là ngày hoàng đạo sẽ cực kỳ tốt.
- Chọn ngày cúng nhà mới theo ngũ hành: Xét theo thuyết ngũ hành, những ngày hành Thủy hoặc hành Kim sẽ tốt nhất đối với ngày nhập trạch. Ngược lại, gia chủ không nên làm lễ cúng nhà mới vào những ngày mang mệnh Hỏa.
- Chọn ngày nhập trạch theo tuổi: Với cách này, gia chủ cần mời thầy về xem hoặc đi xem tại các địa chỉ uy tín.
- Chọn ngày làm nhập trạch theo hướng nhà: Nhà hướng Đông, hệ Mộc: tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ hệ Kim. Nhà hướng Tây, hệ Kim: tránh những ngày Mùi, Hợi, Mão của hệ Mộc. Nhà hướng Nam, hệ Hỏa: tránh ngày Tý , Thân, Thìn của hệ Thủy. Nhà hướng Bắc, hệ Thủy: cần tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất của hệ Hỏa.
2.3 Chuẩn bị mâm cúng
Mâm cơm cúng: có thể lựa chọn mâm cơm mặn hoặc mâm cơm chay tùy vào quan niệm thờ cúng.
Mâm cơm mặn: gồm bộ tam sên( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.
Một vài gợi ý cho mâm cơm chay: canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu,…
Ngoài ra còn có thêm 3 ly rượu, 3 ly trà và 3 điếu thuốc
2.4 Chuẩn bị mâm hoa quả
Mâm ngũ quả chọn 5 loại quả tươi, đẹp, không dập nát, có thể chọn các loại quả sau: Xoài, Chuối, Cam, Táo, Nho và Hoa tươi.
2.4.1 Văn khấn
Văn khấn lễ nhập trạch thông thường sẽ gồm 2 phần chính là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Gia chủ khi đọc văn khấn cần đọc to, rõ ràng, rành mạch và đọc một cách chân thành. Vì đây đều là những mong muốn của gia chủ với thần linh khi chuyển đến nơi ở mới.
Cần đọc văn khấn thần linh trước, sau đó là văn khấn gia tiên.
Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị thêm chiếu và bếp than,…gạo, muỗi, vàng, tiền bạc,..
Tham khảo thêm: 79+ Mẫu bàn thờ đứng hiện đại giá rẻ nhất Tâm 2023
3. Cúng nhập trạch như thế nào?
Bước 1: Việc đầu tiên trước khi làm lễ nhập trạch là bạn đốt lò than và đặt nó ở giữa cửa chính ra vào.
Bước 2: Chủ nhà người đàn ông trụ cột gia đình sẽ bước qua lò than đầu tiên. Người đàn ông bước chân trái vào trước, sau đó đến chân phải. Trên tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
Bước 3: Các thành viên còn lại lần lượt bước qua lò than. Lưu ý các thành viên trên tay đều phải cầm vật dụng may mắn, tuyệt đối không đi tay không.
Bước 4: Khi vào nhà việc đầu tiên là bật tất cả điện lên và mở mọi cửa chính lẫn cửa sổ. Việc làm này giúp bạn khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
Bước 5: Sau đó cử thành viên trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa sao cho ngay ngắn. Một số thành viên khác tiến hành bày mâm cúng ở giữa nhà. Mâm cúng hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.
Bước 6: Người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn. Những người còn lại đứng phía sau người đại diện chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng.
Bước 7: Sau khi văn khấn được đọc xong, trong lúc chờ nhang tàn thì gia chủ sẽ đi bật bếp nấu nước pha trà. Lưu ý nên để nước sôi trên bếp từ 5 đến 7 phút hãy pha. Trà được dùng để cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước này ngụ ý khai hỏa, tạo sinh khí mới cho ngôi nhà.
Bước 8: Đốt vàng mã đến khi cháy hết rồi dùng rượu rưới vào tàn tro.
Bước 9: 3 hũ muối, gạo, nước nên giữ lại và đặt vào bàn thờ biểu tượng cho sự no đủ.
Bước 10: Lúc này xem như lễ cúng nhập trạch đã hoàn tất bạn có thể mang toàn bộ đồ đạc vào nhà và sắp xếp lại theo ý muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bước nào không phù hợp với gia đình mình thì có thể bỏ qua.
♦ Top Những mẫu bàn thờ gia tiên đang được bán chạy nhất cửa hàng Nhất Tâm
4. Những điều cần lưu ý khi cúng nhập trạch
Khi cúng nhập trạch gia chủ cần chú ý các điều sau:
- Không chuyển về nhà mới vào ban đêm
- Không được bỏ lỡ giờ tốt để chuyển vào
- Tuyệt đối không được làm đổ vỡ trong quá trình chuyển nhà
- Phụ nữ mang thai hoặc Người cầm tinh con hổ thì không được dọn dẹp ngôi nhà.
- Tuyệt đối không được đi tay không vào nhà mới, cũng không được đem đồ vật như: chổi cũ, bếp cũ vào nhà,…
- Không đón khách vào nhà ngày nhập trạch tránh làm kinh động tổ tiên. Chỉ nên mời khách hàng tân gia, vui mừng mà thôi.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp về lễ nhập trạch và những điều cần biết về lễ nhập trạch. Thông qua bài viết này, bàn thờ Nhất Tâm hy vọng có thể giúp được lễ nhập trạch của gia chủ diễn ra suôn sẻ.
Tham Khảo tại Đây: 68+ Mẫu bàn thờ phật hiện đại Nhất Tâm năm 2023
( Thông tin mang tính chất Quý Độc giả tham khảo)
Bàn thờ Nhất Tâm – Tâm tín tạo tin tưởng!